Những kỹ năng liên quan đến nghề nghiệp của bạn là gì?
Bên cạnh những kỹ năng cụ thể còn có những kỹ năng tổng quát. Những kỹ năng này có thể sử dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau, ví dụ như kỹ năng lãnh đạo, tổ chức, quản lý dự án…
Kinh nghiệm và kỹ năng phù hợp là hai yếu tố quan trọng nhất giúp bạn tìm việc thành công, đặc biệt khi công việc mới này thuộc một ngành nghề khác. Trước khi chuyển đổi nghề nghiệp hay quyết định gởi hồ sơ ứng tuyển, bạn cần chắc chắn mình có những kỹ năng cần thiết cho công việc mới và có thể chứng minh điều này một cách thuyết phục trứơc nhà tuyển dụng (NTD) tương lai.
Những kỹ năng liên quan (transferable skills) vô cùng quan trọng. Trước khi chuyển nghề, bạn cần xác định những kỹ năng hiện hữu nào có thể phù hợp và sử dụng được trong nghề nghiệp mới.
Kỹ năng liên quan giữa các nghề nghiệp là gì?
Kỹ năng liên quan giữa các nghề nghiệp là những kỹ năng bạn đạt được từ quá trình làm việc và trong cuộc sống mà bạn có thể sử dụng chúng trong công việc hay nghề nghiệp mới.
Kỹ năng liên quan giữa các nghề nghiệp bao gồm kỹ năng cá nhân (như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm…), kỹ năng chuyên môn (thiết kế web, lập trình, sửa chữa máy móc…) và kỹ năng phân tích (nghiên cứu, phân tích, tài chính, thống kê…). Bên cạnh những kỹ năng cụ thể còn có những kỹ năng tổng quát. Những kỹ năng này có thể sử dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau, ví dụ như kỹ năng lãnh đạo, tổ chức, quản lý dự án…
Đâu là kỹ năng liên quan của bạn?
Cách tốt nhất để xác định bạn đang có những kỹ năng liên quan nào là so sánh công việc hiện tại với công việc bạn đang nhắm đến trước khi chuyển nghề. Hãy liệt kê những đặc điểm, yêu cầu về năng lực và phạm vi trách nhiệm của công việc mới và cũ. Tiếp theo, so sánh hai danh sách này và cố gắng xác định những kỹ năng chung và có thể hữu ích trong cả hai công việc.
Đôi khi việc thay đổi nghề nghiệp cần đến những kỹ năng khác bên ngoài công việc của bạn. Vì thế bạn nên lập danh sách những kỹ năng bạn đã thu nhận được từ cuộc sống thường nhật và xác định những kỹ năng nào phù hợp với công việc mới.
Một khi xác định được những kỹ năng nghề nghiệp liên quan giữa nghề nghiệp mới và cũ, bạn cần chứng minh với NTD là chúng đáp ứng được yêu cầu của công việc đề ra; dẫn chứng bằng những ví dụ cụ thể về những lợi ích mà những kỹ năng này sẽ đem đến cho NTD.
Cuối cùng, bạn đừng quên giới thiệu những kỹ năng này trong hồ sơ tìm việc của mình (tất nhiên là kèm theo những ví dụ dẫn chứng cụ thể). Một bộ hồ sơ ấn tượng như thế sẽ giúp bạn gia tăng cơ may thành công khi chuyển đổi nghề nghiệp.
Leave a Reply